Tọa đàm “4.0 – Lớp học không biên giới” – Tái định hướng mục tiêu và tư duy giáo dục cho nhiều bậc cha mẹ

Tọa đàm trực tuyến 4.0 – Lớp học không biên giới được tổ chức ngày 30/5/2021 trên Fanpage của Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear diễn ra thành công đánh dấu sự tiên phong của Hệ thống giáo dục Sunshine Maple Bear trong việc cùng Maple Bear Global Schools triển khai mô hình giáo dục tiến bộ vào giảng dạy trong năm học mới. Buổi tọa đàm thu hút hơn 5 nghìn phụ huynh và các nhà làm giáo dục quan tâm, hàng nghìn phụ huynh đã để lại câu hỏi xung quanh vấn đề thảo luận, chứng minh sự cấp thiết của việc tái định hướng mục tiêu giáo dục cho con.

Lớp học online có thực sự đem lại hiệu quả trong bối cảnh mới?

Chỉ tính trong năm học 2020-2021, trường học đã phải ba lần chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến. Nhiều phụ huynh từ sự hoài nghi, dè chừng thì giờ đã có cái nhìn khách quan về mô hình lớp học số.

Bà Dương Hồng Loan – Giám đốc đối ngoại chiến lược của Đại học RMIT, PHHS Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear (đầu tiên từ phải qua trái) đánh giá cao chất lượng học trực tuyến tại hệ thống giáo dục Sunshine Maple Bear

Để đi tới những đánh giá cuối cùng của hiệu quả học online, tại buổi tọa đàm, bà Dương Hồng Loan – Giám đốc đối ngoại chiến lược của trường Đại học RMIT, người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục đã chỉ ra những hạn chế của mô hình này. Bà nhận thấy: Các con học sinh tiểu học rất khó tập trung, tâm lý không thể ngồi lâu một chỗ khi nghe giảng, khả năng tự chủ của các con bị hạn chế. Các thầy cô cũng gặp khó khăn khi chuyển tải những cấu trúc bài giảng phức tạp khiến hiệu quả học online không cao.

Bởi vậy “Xưa nay chúng ta luôn nghĩ học online là một thứ gì đó rất rẻ tiền, chất lượng thấp thế nhưng nhìn vào những gì Sunshine Maple Bear đang làm, thì nó lại là thứ chất lượng rất cao, rất tốn công, tốn sức của những người làm giáo dục để có một bộ chương trình giáo dạy học cũng như một nền tảng chất lượng chuyển giao cho các con”. Sunshine Maple Bear đã nỗ lực xây dựng một giáo trình tốt giúp trẻ hào hứng, tăng tương tác và đan xen nhiều hoạt động khiến các con hứng thú.

Để đạt được kết quả đó, bà Michelle Tice – Phó Chủ tịch Maple Bear toàn cầu cho biết: “Với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã có từ khắp các vùng trên thế giới giúp chúng tôi hiểu được mọi người thích nghi như thế nào và đang học cách vận hành trong một thế giới mới. Chúng tôi tập trung nhanh chóng vào chương trình dạy học trực tuyến và tiếp tục hỗ trợ các giáo viên của chúng tôi trên toàn cầu qua các buổi đào tạo online. Chương trình dạy học online của chúng tôi dựa trên kết quả đầu ra, tương tác, đánh giá của giáo viên. Đây là những thứ mà bạn không thể tìm thấy trên internet”.

Chuyển đổi số không chỉ tác động tới tư duy giáo dục của phụ huynh mà còn tác động tới chính sách chiến lược của những nhà làm giáo dục. Chuyên gia phát triển giáo dục Nguyễn Thu Hà – Thạc sĩ Giáo dục trường Đại học KU Leuven – Vương quốc Bỉ cũng đưa ra nhận định: Mục tiêu triển khai việc học tập tích hợp sử dụng công nghệ đã được đẩy nhanh hơn dưới tác động của dịch bệnh cũng như xu hướng công nghệ đang lên ngôi. Chưa kể những xu hướng mới trên thế giới đang tác động tới giáo dục Việt Nam như các dự án giáo dục liên môn, hoạt động STEAM, việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp… cho học sinh được chú trọng cũng khiến phụ huynh thay đổi định hướng giáo dục, thay vì chỉ tập trung cho điểm số và thành tích như trước đây.

Thạc sĩ phát triển giáo dục Nguyễn Thị Hà bày tỏ sự cần thiết tái định hướng mục tiêu và tư duy giáo dục cho con

Những kiến giải cho chặng đường phát triển tiếp theo của các con học sinh

Từ những băn khoăn về định hướng giáo dục trong thời đại 4.0, những rủi ro tiềm ràng có thể gặp trên không gian mạng, Sunshine Maple Bear đã tiên phong triển khai “chuyển đổi số”, không chỉ ở hạ tầng công nghệ mà còn ở nội dung, phương pháp và chương trình học. Với việc triển khai mô hình học tập kết hợp (hybrid) giữa công nghệ số và truyền thống, cha mẹ và các con học sinh bước đầu được tiếp cận chương trình học hoàn toàn mới mẻ như mô hình “Lớp học không biên giới”, môn học Công dân số (Digital Citizenship)… với chất lượng đồng bộ trong toàn mạng lưới Maple Bear toàn cầu.

Tại môn học Công Dân Số, học sinh có cơ hội học tập các kỹ năng cũng như kiến thức về công nghệ cùng với kỹ năng tư duy máy tính tốt hơn. Những kỹ năng này sẽ giúp các con có sự chuẩn bị thích nghi với điều kiện học tập hiện tại, trong tương lai đồng thời sẵn sàng với những thử thách sắp tới.

Theo chia sẻ của bà Michelle Tice – Phó Chủ tịch Maple Bear toàn cầu mô hình lớp học không biên giới đã được triển khai thử nghiệm vào năm ngoái tại Maple Bear Canada với chương trình phù hợp với 17 mục tiêu phát triển bền vững của UNESCO. Nền tảng này liên kết giáo viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới với mục đích cùng nhau nghiên cứu các mục tiêu. Nó giúp học sinh không chỉ hiểu được các mục tiêu bền vững cho tương lai là gì mà còn cả cách các mục tiêu phát triển bền vững có thể khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Bởi vậy, chúng ta có quyền kỳ vọng với sự hỗ trợ từ Maple Bear Canada, trong tương lai Sunshine Maple Bear hoàn toàn có thể kết nối các gói giáo dục trên toàn cầu để trao đổi, chia sẻ các phương pháp giáo dục, anh Nguyễn Thanh Hải – PHHS Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear chia sẻ.

Bà Michelle Tice – Phó Chủ tịch Maple Bear toàn cầu chia sẻ về mô hình lớp học không biên giới

Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra một khoảng trống vô cùng lớn, đảo lộn thói quen, ảnh hưởng đến việc học tập thường nhật của các con học sinh. Thế nhưng, đây cũng sẽ là cơ hội để cha mẹ nhìn nhận lại vai trò của mình trong việc giáo dục các con thay vì vẫn luôn mặc định 8:00 đưa con tới trường, 17:00 đón con trở về nhà và sự cần thiết của việc thiết lập mục tiêu mới thực tế, linh động và phù hợp trong một thế giới với thật nhiều biến động có thể xảy ra trong tương lai.

Bình luận đã được đóng lại.