CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THCS

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 CỦA BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình giáo dục nền tảng và được triển khai nghiêm túc tại tất cả các khối lớp và mô hình đào tạo tại trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ.

Tìm hiểu thêm

CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH MAPLE BEAR

Chương trình Tiếng Anh của trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ mang đến môi trường học tập song ngữ hứng khởi giúp trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc.

Tìm hiểu thêm

CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BỔ TRỢ

Cùng với chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình Tiếng Anh Maple Bear, nhà trường còn triển khai đồng thời các chương trình bổ trợ như giáo dục cảm xúc xã hội (SEL), tư vấn học đường, công dân số, trải nghiệm – hướng nghiệp, giao lưu hợp tác quốc tế, câu lạc bộ… hướng tới phát triển năng lực toàn diện.

Tìm hiểu thêm

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 CỦA BỘ GD

Căn cứ trên năng lực của học sinh và đặc điểm của từng mô hình đào tạo (mô hình song ngữ và mô hình quốc tế), chương trình Việt Nam được tổ chức linh hoạt về thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá nhưng vẫn tuân thủ những quy định của cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với mô hình lớp quốc tế, chương trình Việt Nam là sự tích hợp giữa chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo với chương trình Maple Bear bản quyền nhằm tránh trùng lặp các đơn vị kiến thức, giảm tải kiến thức hàn lâm, bổ sung các chủ đề mang tính thực tiễn, vận dụng thực tế, hướng tới chuẩn đầu ra chương trình Việt Nam và mục tiêu của chương trình Maple Bear.

Chi tiết về chương trình phổ thông 2018, Cha mẹ học sinh vui lòng truy cập TẠI ĐÂY

CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH MAPLE BEAR

Chương trình Tiếng Anh của trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ mang đến môi trường học tập song ngữ hứng khởi giúp trang bị học sinh nền tảng kiến thức và kỹ năng thực hành vững chắc cùng cơ hội rèn luyện phẩm chất và năng lực của công dân toàn cầu. Chương trình được triển khai trên nguyên tắc kế thừa và phát huy tinh hoa giáo dục song ngữ, những thực hành và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tối ưu hóa kết quả học tập của học sinh. Lộ trình đào tạo được xây dựng dựa trên khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và thang đánh giá sử dụng các bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ chuẩn của English Cambridge.

Ngoài ra, chương trình cũng giúp phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao và các kỹ năng học tập bằng tiếng Anh thông qua các bài thực hành thực tiễn, dự án liên môn, hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Chương trình được xây dựng và thiết kế phù hợp với các tiêu chí và mục tiêu đầu ra ở từng cấp độ và lứa tuổi nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng tiếng Anh cho người học. Các mục tiêu được chi tiết hóa hàm lượng kiến thức và kĩ năng người học cần có qua mỗi năm và xuyên suốt cả ba cấp học từ Tiểu học đến THCS và THPT. Khi kết thúc từng bậc học, học sinh được đo trình độ tiếng Anh thông qua các bài thi lấy chứng chỉ của Cambridge.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BỔ TRỢ

* Hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp là hoạt động bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện bài bản tại trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ. Bên cạnh những chủ đề trong chương trình, nhà trường tích hợp các chủ đề do nhà trường định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

* Dự án công dân số
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra yêu cầu cấp thiết việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy. Trong bối cảnh ấy, trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ đã nhanh chóng bắt kịp xu thế xây dựng dự án Công dân số để triển khai kịp thời những khóa đào tạo Công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường. Dự án được triển khai dự kiến trong 3 năm kéo dài từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2023 – 2024 hướng tới mục tiêu giúp giáo viên thành thục kĩ năng, có năng lực ứng dụng sáng tạo công nghệ vào dạy học, số hóa hệ thống hồ sơ sổ sách và công tác quản lý đồng thời giúp các con học sinh không chỉ chủ động thích nghi với hình thức học tập mới – học tập trực tuyến mà còn chủ động, sáng tạo sử dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ việc học tập và phát triển bản thân.

Chúng tôi tin rằng, làm chủ công nghệ là một trong những kĩ năng tối quan trọng của những công dân toàn cầu tương lai. Trước thách thức của bối cảnh số hóa, những công dân có đủ hiểu biết về công nghệ, làm chủ công nghệ sẽ là những công dân chủ động nắm bắt cơ hội để dễ dàng thành công ở bậc học cao hơn cũng như trong tương lai.

* Giao lưu hợp tác quốc tế
Trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ nằm trong hệ thống giáo dục Sunshine Maple Bear, Maple Bear Việt Nam, và Maple Bear toàn cầu. Chính vì vậy, các con học sinh được thừa hưởng nguồn tài nguyên vô giá của chương trình Maple Bear và sự liên kết hỗ trợ toàn cầu của hơn 500 điểm học ở 39 quốc gia trên thế giới thuộc hệ thống Maple Bear toàn cầu. Các mối quan hệ hợp tác quốc tế đó giúp nhà trường tạo dựng nền tảng học thuật vững chắc và xây dựng môi trường trải nghiệm giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế giúp học sinh từng bước trở thành những công dân toàn cầu sẵn sàng kiến tạo thế giới phẳng trong tương lai.

* Câu lạc bộ hè và sau giờ học
Trong năm học, ngoài các hoạt động học tập – trải nghiệm theo thời khóa biểu, nhà trường còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà trường thành lập, tổ chức các câu lạc bộ ngoài giờ nhằm tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát triển năng lực toàn diện cho học sinh và bồi dưỡng kiến thức.
Các hoạt động của mùa hè được xây dựng theo chủ đề của từng năm học, chú trọng đến việc rèn kĩ năng sống, kĩ năng vận động. Bên cạnh đó, chương trình hè cũng dành quỹ thời gian cho việc ôn tập, củng cố kiến thức. Các câu lạc bộ hè thường diễn ra trong khoảng 4 đến 6 tuần từ giữa tháng 6 đến tháng 7.
Câu lạc bộ do nhà trường quản lý sau giờ học trải rộng trên cả các lĩnh vực giáo dục của nhà trường, bao gồm quay phim, chụp ảnh, lập trình, robotic, thanh nhạc, piano, múa, mỹ thuật ứng dụng, dance, võ thuật, bơi lội, bóng đá, bóng rổ, dance sport, cờ vua, Tiếng Anh,…

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Trường THCS Sao Ánh Dương Maple Bear Canada – Tây Hồ áp dụng phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm dựa trên thuyết kiến tạo. Với học thuyết này, mỗi học sinh tự xây dựng kiến thức và thể hiện kiến thức qua trải nghiệm của chính mình. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại được ứng dụng để đào tạo những cá nhân sẵn sàng thích ứng với thay đổi không ngừng của thế kỷ 21.

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.

Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia Seminar, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tùy theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Học tập cá nhân hóa (individualized learning)

Mỗi học sinh là khác nhau; dựa trên hiểu biết về học sinh, giáo viên sẽ xây dựng lộ trình và có phương pháp giảng dạy thích hợp giúp tối đa hóa việc học và phát triển của từng cá nhân. Xuyên suốt các nội dung học tập có chuẩn đầu ra và tiêu chí rõ ràng nhằm hỗ trợ học sinh nhìn nhận được thế mạnh của bản thân để tự xây dựng được mục tiêu học tập và lộ trình phát triển.

Học tập tra vấn (inquiry-based learning)

Học sinh luôn chủ động, tự xác định và đặt câu hỏi “Mình muốn học nội dung gì? Học như thế nào?” Từ đó, dưới sự hướng dẫn và tư vấn của giáo viên, học sinh sẽ tự nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những kết luận thông tin.

Học tiếng Anh “thẩm thấu”

Giúp học sinh có thể tư duy và diễn đạt bằng ngôn ngữ thứ hai như ngôn ngữ mẹ đẻ.

Học tập qua dự án

Học sinh được học thông qua thực hiện các dự án đơn môn và liên môn mang tính thực tiễn cao.

Học tập trải nghiệm (experiential learning)

Học sinh được tương tác với đời sống thông qua các chuyến học tập trải nghiệm để từ đó tự rút ra nhiều bài học.

Đánh giá quá trình

Quá trình đánh giá được áp dụng xuyên suốt các nội dung học tập với chuẩn đầu ra và tiêu chí rõ ràng nhằm hỗ trợ học sinh nhìn nhận được thế mạnh của bản thân để tự xây dựng được mục tiêu học tập và lộ trình phát triển.

Học tập mô hình hóa

Học sinh được học thông qua thực hiện các dự án đơn môn và liên môn mang tính thực tiễn cao.